Người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường có xu hướng phóng đại các vấn đề trên cơ thể, luôn cho rằng mình đang mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó và không ngừng tìm cách chữa bệnh. Nỗi lo âu phi lý này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, các mối quan hệ, thậm chí gây ra các vấn đề sức khỏe thật sự. Do đó cần phát hiện và điều trị hội chứng này càng sớm càng tốt.
Rối loạn lo âu bệnh tật hay hội chứng nghi bệnh ( thuật ngữ thường dùng Illness anxiety disorder/ Hypochondriasis/ Hypochondria) là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp ở người già, người lớn tuổi. Đặc trưng của hội chứng này là những nỗi lo phi lý, phản ứng quá mức trước các vấn đề cơ thể, luôn cho rằng bản thân đang mắc bệnh nghiêm trọng và tìm kiếm các bằng chứng về nó.
Rối loạn lo âu bệnh tật đặc trưng bằng những phản ứng phi lý quá mức về các triệu chứng bất thường về thể chất
Người bệnh sẽ kích động nếu phát hiện một sợi tóc rơi, bụng sôi hoặc bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe. Họ thường dành thời gian đi khám bệnh nhiều nơi và ngay cả khi bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán sức khỏe bình thường nhưng những người này vẫn không chấp nhận và tiếp tục đi tìm kiếm các bác sĩ khác. Tuy nhiên một số người cũng có xu hướng tránh đi khám bệnh vì lo lắng mình sẽ mắc bệnh nan y.
Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ người mắc Rối loạn lo âu bệnh tật không quá cao, tuy nhiên người bệnh thường gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Tình trạng này kéo dài có thể khiến tinh thần mệt mỏi kéo dài, sức khỏe suy giảm, cuộc sống rối loạn cùng rất nhiều hệ lụy tiêu cực khác.
Các dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu bệnh tật chủ yếu liên quan đến sự lo lắng phi lý, bất thường quá mức về các vấn đề cơ thể. Nỗi lo âu này này đã kéo dài dai dẳng ít nhất 6 tháng, thường trực, tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Người bệnh thường lên mạng tìm kiếm thông tin về các dấu hiệu sức khỏe và càng cảm thấy lo lắng hơn
Những biểu hiện đặc trưng của rối loạn lo âu bệnh tật bao gồm:
Luôn thường trực cảm giác lo lắng về việc bản thân đang bị một căn bệnh nào đó rất trầm trọng
Luôn tìm tòi những triệu chứng bất thường của cơ thể, dù là nhỏ nhất, chẳng hạn như nổi các chấm đỏ trên da, bụng sôi, ợ chua, rụng tóc…
Không ngừng khám bệnh, kể cả khi bác sĩ đã khẳng định rằng họ có sức khỏe bình thường
Luôn cho rằng bác sĩ đã bỏ qua một vài triệu chứng, dấu hiệu nào đó và chuyển hướng khám tại các cơ sở khác
Không thể tập trung, học tập, làm việc mà chỉ luôn lo lắng về các vấn đề về sức khỏe của bản thân
Thường xuyên tìm kiếm các thông tin về các dấu hiệu bất thường của cơ thể trên mạng và trở nên lo lắng hơn
Đau khổ, u uất, mệt mỏi, tụt giảm năng lượng vì quá lo lắng về bệnh tật
Liên tục thực hiện các hành vi kiểm tra sức khỏe như đo huyết áp, cân, đo nhịp tim..
Mất ngủ, ăn uống không ngon kèm nhiều vấn đề khác
Tương tự như các tình trạng rối loạn lo âu khác, hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn lo âu bệnh tật. Tỷ lệ số người bệnh không quá cao cũng khiến việc nghiên cứu các tác nhân gây bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Một số giả thuyết được các chuyên gia đưa ra có liên quan đến yếu tố di truyền, tuổi tác, những tổn thương trong quá khứ, tình trạng sức khỏe…
Người cao tuổi thường có tỷ lệ mắc rối loạn lo âu bệnh tật cao hơn
Cụ thể, một số nguyên nhân gây rối loạn lo âu bệnh tật bao gồm:
Tiền sử sức khỏe: người từng có tiền sử mắc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó hoặc từng mắc các dạng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa thường có tỷ lệ mắc Illness anxiety disorder cao hơn.
Yếu tố gia đình: nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh nan y, mất đột ngột do bệnh hoặc một bệnh lý nguy hiểm nào có tính di truyền sẽ tạo ra một nỗi lo vô hình về sức khỏe
Tuổi tác: những người cao tuổi thường có xu hướng lo lắng quá mức về các vấn đề sức khỏe, luôn cảm thấy mình sắp chết nên bất cứ bất đề bất thường nào trên cơ thể cũng khiến họ kích động, rối bời.
Tính cách: rối loạn lo âu bệnh tật cũng xuất hiện ở những người vốn có tính cách lo xa, suy nghĩ quá nhiều, cầu toàn quá mức
Tổn thương tâm lý: các nghiên cứu cũng chỉ ra những người từng có tổn thương về tâm lý như từng bị bạo hành, bị bắt nạt, trên cơ thể có nhiều dấu vết bị lạm dụng dễ dẫn đến mức độ lo lắng và quan tâm quá mức về thể chất của bản thân.
Dịch bệnh: tỷ lệ số người mắc rối loạn lo âu bệnh tật sau thời kỳ đại dịch covid - 19 đã tăng mạnh, nhiều người bắt đầu cảm thấy căng thẳng hơn nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như ho, sốt, đau nhức cơ thể
Ảnh hưởng từ Internet: việc tiếp cận với nhiều thông tin trên internet, bao gồm cả các bài viết chia sẻ về bệnh tật, các biện pháp phòng tránh, các dấu hiệu nhận biết sức khỏe bất thường đều tác động trực tiếp đến tâm lý, tinh thần và khiến nhiều người lo âu hơn.
Rối loạn lo âu bệnh tật kéo dài tác động trực tiếp đến các mối quan hệ, cuộc sống, chất lượng công việc, học tập, thậm chí tăng nguy cơ các rối loạn tâm thần và các bệnh lý nguy hiểm khác như trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp. Họ chấp nhận tiêu tốn rất nhiều để đầu tư cho việc khám bệnh, thậm chí bỏ việc để di chuyển đến khắp các bệnh viện ở tất cả mọi nơi để khám bệnh.
Cần thực hiện các chẩn đoán chuyên môn để tránh nguy cơ nhầm lẫn với các bệnh lý khác
Rối loạn lo âu bệnh tật cần được khám và chẩn đoán tại bệnh viện và các trung tâm tâm lý trị liệu để có kết quả chính xác nhất. Các triệu chứng của Illness anxiety disorder đôi khi có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên cần thực hiện đầy đủ các kiểm tra loại trừ. Bác sĩ và các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện và kiểm tra và đưa ra các chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn DSM-5 (Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần Hoa Kỳ).
Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu bệnh tật bao gồm:
Những suy nghĩ, lo lắng quá mức so với tính chất các vấn đề sức khỏe
Sự lo lắng phi lý liên tục đã kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ tăng dần
Dành quá nhiều thời gian cho mối bận tâm đến vấn đề thể chất
Liên tục đến bệnh viện hoặc né tránh đến bệnh viện quá mức
Kiểm tra không thấy các vấn đề thực thể
Việc khắc phục chứng rối loạn lo âu bệnh tật cần được kết hợp giữa nhiều phương pháp, bao gồm thuốc, trị liệu tâm lý kết hợp với lối sống lành mạnh. Tuy nhiên một vài thống kê cho thấy chỉ có khoảng 30% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau quá trình trị liệu.
Tâm lý trị liệu được đánh giá là phương án tích cực nhất với người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật. Đây là phương pháp không dùng thuốc, không gây ra các tác dụng phụ nhưng vẫn có thể giúp ích trong việc điều chỉnh tâm lý, hành vi, cảm xúc, nhận thức. Mặt khác trị liệu tâm lý còn góp phần giúp người bệnh dần điều chỉnh lối sống tích cực hơn và hòa hợp trở lại với cuộc sống bình thường.
Tâm lý trị liệu giúp người bệnh nhận thức rõ vấn đề của bản thân đồng thời học cách kiểm soát nỗi lo hiệu quả
Hiện tại Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) vào can thiệp cho bệnh nhân rối loạn lo âu bệnh tật. Thông qua trò chuyện, nhà trị liệu sẽ tìm kiếm gốc rễ hình thành nỗi ám ảnh về sức khỏe thể chất, từ đó giúp thân chủ hiểu rõ bản thân hoàn toàn không gặp các vấn đề về thể chất, đồng thời học cách đối mặt với căng thẳng, tự kiểm soát nỗi lo âu phi lý của bản thân.
Một vài trường hợp cũng có thể kết hợp với liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp thư giãn nhằm kiểm soát hoàn toàn mức độ stress, căng thẳng. Lộ trình trị liệu tâm lý tại Trung tâm tâm lý trị liệu NHC cho người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật được xây dựng chuyên nghiệp, rõ ràng, đảm bảo có hiệu quả. Nhà trị liệu sẽ luôn đồng hành cùng thân chủ, sẵn sàng hỗ trợ bất cứ thời điểm nào ngay cả khi đã kết thúc lộ trình để đảm bảo sức khỏe tinh thần thân chủ ổn định, bền vững, phòng tránh mọi nguy cơ tái phát.
Đội ngũ chuyên gia tâm lý tận tâm chuyên môn cao tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
THÔNG TIN LIÊN HỆ TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:
Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com
Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Thuốc không loại bỏ hoàn toàn được nỗi lo âu phi lý của người bệnh, tuy nhiên có thể hỗ trợ giảm nhẹ mức độ căng thẳng, lo âu bất thường. Hiện nay, FDA chỉ chấp nhận nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) trong điều trị rối loạn lo âu sợ bệnh tật.. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng thuốc để tránh các hệ lụy không mong muốn.
Để vượt qua rối loạn lo âu bệnh tật hoàn toàn, người bệnh còn cần kết hợp với việc thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh để cải thiện sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Chính các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý đều khuyến khích, xây dựng kế hoạch chăm sóc cơ thể lâu dài để phòng tránh nguy cơ tái phát các triệu chứng này.
Thực hành thiền sẽ giúp người bệnh cân bằng cảm xúc, học các kiểm soát nỗi lo hiệu quả
Rối loạn lo âu bệnh tật có thể cải thiện bằng các biện pháp sau:
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya quá mức
Duy trì thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn, nicotin để duy trì tâm trạng ổn định
Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực về sức khỏe, bệnh tật
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý, cân bằng
Học thiền, yoga hoặc các kỹ thuật hít thở
Tạo cho bản thân sự bận rộn bằng các hoạt động tích cực như du lịch, leo núi, học một bộ môn mới, đọc sách, trò chuyện với những người xung quanh
Tắm nước ấm, xông hơi với tinh dầu, dùng trà thảo dược
Rối loạn lo âu bệnh tật có thể gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh trong đời sống người bệnh. Gặp gỡ, tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh chính là cách tốt nhất để vượt qua hội chứng này nhanh chóng
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
9 Cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản tại nhà bạn nên áp dụng
Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Điều trị trong bao lâu?